Phát triển biệt dược
Chúng tôi tìm kiếm các dược phẩm mới trong ngành ung thư học, thần kinh học và tiểu đường
Sự phát triển của các dược phẩm cải tiến tại Adamed tập trung vào 3 lĩnh vực điều trị: tiểu đường, ung thư và thần kinh học. Chúng tôi có khả năng thực hiện một cách mạnh mẽ các dự án có độ phức tạp cao, chẳng hạn như phát triển các phân tử mới, nhờ vào đội ngũ chuyên gia liên ngành đang làm việc tại các phòng thí nghiệm hiện đại với cơ sở vật chất công nghệ tiên tiến.
Phòng thí nghiệm của chúng tôi cho phép ứng dụng linh hoạt các công nghệ cần thiết để chọn lọc và thử nghiệm ứng viên thuốc cũng như chuyển giao sang giai đoạn phát triển lâm sàng. Chúng tôi có các phương pháp để:
- sản xuất hợp chất phân tử nhỏ bằng phương pháp tổng hợp hóa học cũng như tạo ra phân tử sinh học bằng phương pháp sinh hóa;
- phân tích tương tự bằng phương pháp sinh hóa và lý sinh học;
- nghiên cứu chức năng và hiệu quả của những phân tử này bằng các phương pháp sinh học tế bào hoặc sinh học mô và
- xác định mức độ tiềm năng của các phân tử này để tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình phát triển bằng cách lập hồ sơ an toàn của phân tử trong nghiên cứu về chất độc, cũng như các đặc điểm về dược động học và dược lực học bằng phương pháp thử nghiệm trên cơ thể sống.
Trong các dự án nghiên cứu, chúng tôi cũng sử dụng công cụ tính toán tiên tiến để phân tích dữ liệu và lập mô hình mô phỏng trong giai đoạn thiết kế, cũng như khi tối ưu hóa các phân tử cho thấy tiềm năng trị liệu.
Hiện nay, chúng tôi đang triển khai các dự án tập trung vào 5 chương trình nghiên cứu. Qua đó, chúng tôi đã lựa chọn 3 phân tử là các ứng viên thuốc đã thử nghiệm trong giai đoạn tiền lâm sàng. Phân tử đầu tiên là phối tử lưỡng kết liên kết với thụ thể serotonin 5-HT2A và 5-HT6. Trong tương lai, chúng tôi kỳ vọng phân tử này sẽ được dùng để điều trị rối loạn tâm thần và rối loạn nhận thức ở bệnh nhân bị sa sút trí tuệ. Phân tử thứ hai là chất ức chế chọn lọc MDM2 và protein p53 có tác dụng điều trị các loại bệnh ung thư như ung thư sarcoma, lymphoma và leukemia. Phân tử thứ ba là protein dung hợp tái tổ hợp có tác dụng thúc đẩy quá trình chết tế bào theo chương trình và ức chế sự hình thành mạch máu. Đây là ứng viên thuốc điều trị ung thư dạng đặc của ống tiêu hóa.
Trong hai chương trình nghiên cứu khác, chúng tôi đang tiến hành chọn lọc và tối ưu hóa phân tử. Trong chương trình đầu tiên, đó là các phân tử chống ung thư và trong chương trình còn lại, đó là các phân tử mà chúng tôi muốn sử dụng để điều trị những bệnh về lối sống như tiểu đường loại 2 và béo phì.
Pipeline
Ung thư học
Thần kinh học
Tiểu đường
The project is co-funded by Smart Growth Operational Programme 2014-2020 Sub-measure 1.1.1 Industrial research and development work implemented by enterprises. Project value: 35,3B PLN.
Mục tiêu của DILOC2 là phát triển ứng viên thuốc có thể kết hợp thuốc dùng đường miệng thuận tiện và một phương pháp đổi mới về cơ chế hoạt động, qua đó khai thác hoàn toàn hiệu quả của incretin trong quá trình điều trị cho bệnh nhân béo phì. Béo phì là một nhân tố rủi ro không di truyền chính trong các chứng rối loạn tim mạch chuyển hóa nghiêm trọng, khuyết tật hoặc chết sớm. Kết quả cuối cùng của dự án sẽ là cấu trúc có bằng độc quyền sáng chế và công nghệ sản xuất phân tử với các đặc điểm tiềm năng để trở thành công nghệ ưu việt nhất.
Our partners
Our partners
Viện Hóa sinh học và Lý sinh học Hàn
Lâm Viện Ba Lan tại Vác-sa-va
Viện Hóa học Vật lý Hàn Lâm
Viện Ba Lan tại Vác-sa-va
Viện Miễn dịch học và Điều trị Thí
nghiệm Hàn Lâm Viện Ba Lan tại Wrocław
Trung tâm Nghiên cứu EiT+ tại
Wrocław
Khoa Hóa sinh học, Lý sinh học và
Công nghệSinh học Đại học JagiellońskSi
Viện Sinh học Phân tử và Sinh học
Tế bào Quốc tế
Viện Công nghiệp Hữu cơ,
Chi nhánh tại Pszczyna
Viện Dược
Đại học Công giáo Gioan Phaolô II tại Lublin
Viện Dược học Hàn Lâm Viện Ba Lan tại Kraków
Viện Tâm thần học và Thần kinh học
Viện Bà mẹ và Trẻ em
Viện Huyết học và Y học truyền máu
Trung tâm Ung thư học – Viện Maria Skłodowska-Curie
Trung tâm Đào tạo Y Sau Đại học
Khoa dược Collegium Medicum
Đại học Jagielloński